Rau trộn hoa quả gồm nhiều loại quả tươi trộn lẫn với nhau, phù hợp cho bé từ độ tuổi ăn bốc trở đi. Món ăn không chỉ thơm ngon và còn già...
Rau trộn hoa quả gồm nhiều loại quả tươi trộn lẫn với nhau, phù hợp cho bé từ độ tuổi ăn bốc trở đi. Món ăn không chỉ thơm ngon và còn giàu dinh dưỡng.
Thực hiện: Với từng loại quả, bạn cần rửa sạch, gọt vỏ và thái dạng hạt lựu (hoặc dạng miếng to, tùy độ tuổi của bé). Cho tất cả nguyên liệu vào trong một chiếc bát rộng. Cuối cùng, bạn dưới lên đó sữa chua (hoặc nước chanh và đường). Trộn lại bát hoa quả một lần nữa. Chia làm 2 phần: 1 phần cho bé và một phần cho cả gia đình.
Lưu ý: Tùy khẩu vị, bạn có thể thêm lượng đường tùy thích vào bát salad. Nếu muốn mang đi picnic, hãy dùng nilon chuyên dụng dán chặt miệng bát salad lại. Nếu dưới sữa chua lên thì không cần trộn thêm đường. Có thể dưới sữa chua với một chút nước chanh tươi để món ăn có vị ngọt, chua nhẹ. Không thêm vào loại quả mà bé có tiền sử dị ứng.
Tương tự, bạn có thể làm món salad khác, bao gồm: dâu tây, táo, chuối chín, nho, dưa hấu, bưởi, kiwi, xoài, cam… Hoặc những loại quả mà bạn có, sao cho khi kết hợp, chúng đảm bảo và cân bằng vị chua, ngọt dịu. Nếu thấy vị quả nào không hợp, bạn hãy bỏ nó ra ngoài, ăn riêng. Dâu tây và kiwi là hai loại quả có vị chua dễ tính, trộn với nhiều loại quả khác đều hợp.
Ngoài sữa chua, kem cũng là nguyên liệu phù hợp để dưới lên bát salad. Chuối và táo sẽ sớm biến thành màu nâu. Để khắc phục, sau khi gọt vỏ, thái khúc, bạn hãy phết đều nước chanh tươi lên bề mặt táo và chuối, trước khi đem trộn salad. Nếu dùng không hết, hãy bảo quản món ăn trong tủ lạnh.
Theo Wikihow/M&B
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cho bé ăn củ cải
Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Cũng giống như một số loại rau củ khác, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng.
Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Cũng giống như một số loại rau củ khác, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng.
Thời điểm cho bé ăn củ cải
Cha mẹ có thể tập cho bé ăn củ cải khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi. Cũng có thể cho bé ăn củ cải muộn hơn, ngoài 8 tháng tuổi vì củ cải được luộc (hấp) chín, cắt hình hạt lựu khá phù hợp khi cho bé ăn bốc.
Cách lựa chọn củ cải ngon
Tương tự phương pháp bạn chọn carrot. Củ cải ngon là loại không bị đổi màu khi bị cắt làm đôi và cũng không xuất hiện vết bầm rập trên bề mặt.
Nên bảo quản củ cải ở nơi thoáng mát trong phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên cắt củ cải trước khi bạn chế biến nó. Với củ cải đã được gọt vỏ, thái lát, bạn nên để chúng trong một bát nước lọc, đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian an toàn không quá 2 ngày.
Cách chế biến củ cải
Củ cải gọt vỏ, thái dạng hạt lựu, hấp chín và cho bé dùng tay bốc ăn. Hoặc bạn có thể luộc, nướng củ cải trong lò.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây với món củ cải:
1. Củ cải nghiền nhuyễn
Củ cải được rửa sach, gọt vỏ, thái hạt lựu, sau đó bỏ vào nồi hấp cho đến khi củ cải chín mềm là được. Tiếp đến, dùng thìa dầm nhuyễn củ cải (có thể thêm chút nước lọc để hỗn hợp bớt đặc) trước khi cho bé thưởng thức.
2. Hỗn hợp củ cải, khoai lang
Hấp khoai lang và củ cải cho đến khi cả hai cùng chín mềm. Sau đó, dùng thìa dầm nhuyễn hỗn hợp trên trước khi cho bé ăn hoặc cắt khoai lang, củ cải thành dạng hạt lựu, cho bé ăn bốc.
Thực phẩm có thể trộn chung với củ cải là: táo, lê, carrot, lúa gạo, khoai lang; thịt gà, thịt bò, thịt lợn.
Theo: Mẹ & BéSÚP LƠ TRẮNG VỚI TRẺ EM
Thời điểm cho bé ăn súp lơ trắng
Súp lơ trắng không phải loại rau phù hợp cho bé mới tập ăn dặm. Bởi vì, nó gây nên hiện tượng xì hơi, khó tiêu ở bé.
Có thể cho bé làm quen với súp lơ trắng khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi nhưng cũng có thể cho bé ăn súp lơ sớm hơn. Nếu bé có vấn đề ở hệ tiêu hóa thì nên lùi thời điểm cho bé ăn món này.
Cách chọn súp lơ
Kích cỡ của hoa súp lơ không ảnh hưởng đến mùi vị của nó. Vì thế, chọn loại hoa to hay hoa nhỏ đều được. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn súp lơ khi nó còn lá xanh bao bọc bên ngoài vì những chiếc lá này sẽ bảo vệ phần hoa bên trong khỏi bầm dập. Sau đó, súp lơ có thể được cho vào một hộp nhựa, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách chế biến
Hấp là cách tốt nhất để bảo vệ chất dinh dưỡng có trong súp lơ trắng. Dù vậy, cũng không nên hấp lâu vì nếu chín quá, súp lơ sẽ có vị nồng và đắng.
2 món ăn với súp lơ trắng
1. Súp lơ trắng hấp: Súp lơ bỏ lá, rửa sạch. Tiếp đến, thái hoa súp lơ thành những miếng nhỏ và cho vào nồi hấp. Đến khi súp lơ mềm, dùng thìa tán nhuyễn và cho bé thưởng thức. Có thể thêm vào hỗn hợp chút nước lọc.
2. Hỗn hợp súp lơ, bí ngồi và quả táo: Hoa súp lơ, bí ngồi rửa sạch, được thái thành khoanh nhỏ và cho vào nồi hấp đến khi mềm. Táo gọt vỏ, được xay nhuyễn. Sau đó, dùng thìa tán nhuyễn súp lơ, bí ngồi, trộn chung với táo được xay nhuyễn. Có thể thêm vào hỗn hợp chút nước lọc.
Thực phẩm trộn chung với súp lơ trắng: táo; súp lơ xanh, đậu đỗ, bí ngồi, khoai tây; lúa gạo; thịt gà, thịt lợn, thịt bò.
Theo Homemade - babyfood/M&B