Vạn thọ hay Cúc vạn thọ - Tagetes erecta L., thuộc họ Cúc - Asteraceae. Hoa vạn thọ hay còn gọi là hoa cúc vạn thọ rất được ư...
Vạn thọ hay Cúc vạn thọ - Tagetes erecta L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Hoa vạn thọ hay còn gọi là hoa cúc vạn thọ rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt.
Mô tả: Cây thảo mọc đứng, cao 0,6-1m, phân nhánh thành bụi có cành nằm trải ra. Lá xẻ sâu hình lông chim, các thuỳ hẹp, dài, nhọn, khía răng cưa. Đầu hoa toả tròn, rộng 3-4cm hay hơn, mọc đơn độc hay tụ họp thành ngù; lá bắc của bao chung hàn liền với nhau; hoa màu vàng hay vàng cam, mào lông gồm 6-7 vẩy rời nhau hoặc hàn liền nhau. Hoa ở phía ngoài hình lưỡi nhỏ xoè ra, hoa ở phía trong hình ống và nhỏ. Quả bế có 1-2 vẩy ngắn.
Cây ra hoa vào mùa đông cho tới mùa hạ.
Bộ phận dùng: Hoa, lá và rễ - Flos, Folium et Radix Tagetis Erectae.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Mỹ châu nhiệt đới (Mêhicô), được trồng làm cảnh nhưng cũng thuần hoá ở chỗ nóng, ẩm và sáng. Trồng bằng ngọn hay mầm nách; cũng có khi gieo hạt. Thu hái hoa vào mùa xuân, hè, phơi khô ngoài nắng. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa 0,01% tinh dầu (ở mẫu khô lên đến 0,06%) có mùi thơm, mà thành phần gồm có d-limonen, ocimen, l-linalyl acetat, l-linalool, tagetone và nonanal. Hoa chứa chất màu là quercetagetin, từ các cánh hoa khô, người ta đã chiết được quercetagitrin và một glucosid của quercetagetin.
Tính vị, tác dụng: Cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, làm long đờm, trị ho. Có tác giả cho là cây có tác dụng thông khí, trị ho; lá làm mát phổi gan, giải nhiệt; còn hoa thanh tâm, giáng hoả, tiêu đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: thường dùng trị 1. Bệnh đường hô hấp, đau mắt (viêm kết mạc); 2. Ho gà, viêm khí quản; 3. Viêm miệng, viêm hầu, đau răng. Dùng ngoài chữa viêm tuyến mang tai, viêm vú, viêm mủ da. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, nghiền hoa với ít giấm để đắp, nghiền rễ tươi và lá chữa viêm mủ da.
ở Campuchia, người ta dùng lá non làm rau ăn sống hay nấu canh.
ở Ấn Độ, hoa được dùng trị đau mắt, mụn nhọt độc; dùng trong uống lọc máu; dịch hoa tươi dùng trong bệnh trĩ chảy máu; lá được dùng đắp mụn nhọt, dịch lá được dùng trị đau tai
Đơn thuốc:1. Ho gà; dùng 15 hoa, sắc nước và thêm đường cát để uống.
2. Đau răng, đau mắt; dùng 15 hoa Cúc vạn thọ sắc nước uống.
3. Viêm tuyến mang tai, viêm vú; dùng Cúc vạn thọ, Thất diệp nhất chi hoa, Kim ngân hoa với lượng bằng nhau, nghiền ra và thêm giấm để đắp chỗ đau.
Cúc vạn thọ chữa hen, tăng cường thị lực.Vốn mang sẵn ý nghĩa ngay trong chính tên của mình cúc vạn thọ là hình ảnh trường sinh của cuộc sống Người Phương đông coi cúc vạn thọ là biểu tượng của hạnh phúc vĩnh hằng. Tính lâu bền và thời gian lưu giữ vẻ đẹp của nó dài hơn nhiều loài hoa khác. Do đó hoa cúc vạn thọ thường được dùng vào mục đích thờ cúng trang trí ngày Tết và làm đẹp. Trong y học cúc vạn thọ xúng đáng là một loài hoa xuân có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Dược liệu có vị đắng cay mùi thơm tính mát không độc có tác dụng kháng khuẩn chống viêm tiêu đờm làm se giảm đau, trừ giun sán được dùng trong những trường hợp sau:
Dùng riêng hoa cúc vạn thọ 20g giã nát trộn với ít đường hấp cơm dùng uống chữa kiết lỵ. Bột hoa chấm vào chỗ đau chữa đau nhức răng. Cao nước của hoa có tác dụng trên vi khuẩn gram dương. Cao lỏng từ rễ lại dùng nhuận tràng. Nước sắc hoặc nước hãm cả cây chữa tê thấp, nhiễm lạnh, viêm phổi, giun sán.
Bài 1: Chữa hen: cúc vạn thọ 20g phối hợp với rau cần trôi, củ tầm sét thài lài tía nhân trần rễ bạch đồng nữ tinh tre mỡ mỗi thứ 10g thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 2: Bổ dưỡng, tăng cường thị lực: hoa cúc vạn thọ 20g, gan gà 50g băm nhỏ nấu ăn.
Bài 3: Chữa ho gà: hoa cúc vạn thọ 20g, hoa đu đủ đực 10g, húng chanh 10g, đường phèn 20g. Tất cả dùng tươi rửa sạch giã nhỏ cho vào bát cùng đường phèn. Hấp cách thủy trong 10-15 phút. Để nguội nghiền nát thêm nước gạn uống làm 2-3 lần trong ngày.
Dùng ngoài:Bài 1: Chữa bỏng (nhẹ), mụn nhọt đau tai: lá cúc vạn thọ để tươi rửa sạch giã nát đắp chữa bỏng mụn nhọt và ép lấy nước chữa đau tai.
Bài 2: Chữa viêm vú: hoa cúc vạn thọ phối hợp với kim ngân hoa, lá đại bi, lượng đều 30g, rửa sạch đắp vào nơi viêm.
Ngoài ra, tinh dầu cất từ hoa cúc vạn thọ có màu vàng đỏ từ thân và lá có màu vàng lục được gọi là dầu Tagetes mùi thơm hắc được dùng trong ngành hương liệu.
Một số thông tin khácCúc vạn thọ còn có tên là "xú phù dung", "hồng cúc", "bá cúc", "lý khổ ngải", "phong oa cúc", "kim hoa cúc", "kim kê cúc", ... tên khoa học là Tagetes erecta L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Cúc vạn thọ là loại cây thảo, mọc đứng, cao 0,6-1m, phân nhánh thành bụi, có cành nằm trải ra. Lá xẻ sâu hình lông chim, các thùy hẹp, dài, nhọn, khía răng cưa. Đầu hoa tỏa tròn, rộng 3-4cm hay hơn, mọc đơn độc hay tụ hợp thành ngù; lá bắc của bao chung dính liền với nhau; hoa màu vàng hay vàng cam; hoa ở phía ngoài hình lưỡi nhỏ xòe ra, hoa ở phía trong hình ống và nhỏ. Quả bế.Cúc vạn thọ vốn là loài cây có nguồn gốc ở Nam Mỹ, nhưng hiện tại đã được thuần hóa và trồng khắp những nơi nóng, ẩm, nhiều ánh sáng trên khắp thế giới. Có thể trồng bằng ngọn hay mầm nách, hoặc là reo hạt.
Để sử dụng làm thuốc, chủ yếu dùng hoa. Lá, thân và rễ cũng có thể sử dụng làm thuốc, trong phạm vi bài viết này xin phép không đề cập.
Theo Đông y: Cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát. Có tác dụng bình can thanh nhiệt, trừ phong, hóa đàm (tiêu đờm). Có thể dùng chữa trị váng đầu hoa mắt, đau mắt do phong hỏa (viêm kết mạc), trẻ nhỏ động kinh, ho gió (ho do cảm mạo), viêm khí quản, ho gà, viêm tuyết vú, viêm tuyến mang tai (quai bị), mụn nhọt lở loét ngoài da.Liều dùng:Uống trong, dùng 10g-15g sắc nước uống. Dùng ngoài, giã đắp hoặc nấu nước tắm, rửa.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy:- Về thành phần hóa học: Đã phát hiện trong hoa cúc vạn thọ các chất patuletin, quercetagetin, patulitrin,quercetagitrin, α-terthienyl, Z-ocimenone, E-locimenone, limonene, β-caryophyllene, tagetone, piperitone, piperitenone, helenine, helenien, rubichrome, violaxanthin, allopauletin, isoeuparin, ...- Về phương diện tác dụng dược lý: Tinh dầu trong hoa cúc vạn thọ có tác dụng an thần, kháng viêm, giãn phế quản, chống co giật và giảm đau. Chất helenien trong hoa cúc vạn thọ có tác dụng xúc tiến chức năng của võng mạc; chất lutein có tác dụng kiềm chế quá trình lão hóa võng mạc ở người cao tuổi. Một số nghiên cứu gần đây còn phát hiện, chất quercetin có tác dụng kháng ung thư tương đối mạnh. Còn phát hiện, chất α-terthienyl trong hoa cúc vạn thọ có tác dụng ức chế nhất định đối với virus HIV.
Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc tương đối đơn giản có dùng cúc vạn thọ để bạn tham khảo:
- Chữa ho gà: Dùng cúc vạn thọ 15 bông; sắc lấy nước, hòa thêm đường đỏ vào uống.
- Chữa viêm khí quản: Dùng cúc vạn thọ 30g, cát cánh 6g; sắc lấy nước uống.
- Chữa viêm kết mạc, mắt đỏ đau: Dùng cúc vạn thọ 15g; sắc lấy nước uống.
- Chữa viêm tuyến mang tai (quai bị): Dùng cúc vạn thọ, thất diệp nhất chi hoa (cây 7 lá 1 hoa), kim ngân hoa, lượng bằng nhau; nghiền nát, hòa với giấm, đắp vào chỗ đau.- Sa dạ con sau khi đẻ: Dùng cúc vạn thọ, nấu lấy nước, đổ vào chậu rộng miệng, xông hậu môn và cửa mình.